Khái quát Royal_Highness

Trước thế kỉ 17, các lãnh chúa tự do ở nước Ý sử dụng danh xưng Highness (tức Điện hạ), và trong thời gian dài chỉ có thể dùng cho Quốc vương hoặc Hoàng đế. Căn cứ Encyclopédie của Denis Diderot, Royal Highness chỉ bắt đầu sử dụng từ Archduke Ferdinand của Áo, vị Hồng y Infante của Tây Ban Nha, con trai của Philip III của Tây Ban Nha. Vị Archduke này du lịch đến Ý qua vùng Hạ quốc thổ (Low Countries), gặp gỡ Victor Amadeus I, Công tước xứ Savoy, và từ chối gọi Công tước Savoy bằng kính ngữ Highness, trừ phi ông ta gọi ông là Royal Highness để biểu thị vị thế ở trên. Sau đó, Gaston d'Orléans - con trai thứ của Henry IV của Pháp, nhậm tước ở Brussels và sử dụng danh xưng này (qua tiếng Pháp gọi là Altesse Royale)[1], trở thành Fils de France đầu tiên được phép sử dụng.

Từ đó đến thế kỉ 18, Royal Highness thịnh dùng cho những thành viên dòng dõi vương thất, những người có tước vị truyền đời có liên hệ máu mủ với quân chủ của một quốc gia tại Châu Âu lục địa. Nhà Habsburg cai quản Thánh chế La Mã đã dùng Royal Highness để chỉ các Archduke cùng Archduchess - những Hoàng tửHoàng nữ trong gia tộc như một kính ngữ. Dù nhà Habsburg nắm giữ Đế vị của Thánh chế (một Hoàng gia đúng nghĩa), song tước vị truyền đời của họ chỉ có thể nắm ở bản thân Áo, Hungary CroatiaBohemia. Sau sự giải thể của Thánh chế La Mã năm 1806, nhiều Tuyển hầu tước đã dùng tước hiệu Grand duke cùng kính ngữ Royal Highness cho bản thân gia tộc họ. Lúc này, nhà Habsburg đêm Áo trở thành Đế quốc Áo, từ bỏ Royal Highness mà sử dụng Imperial and Royal Highness để biểu thị địa vị hoàng gia (Imperial family) thật sự của mình.